Chuyên mục
KINH NGHIỆM XÂY NHÀ

Móng Cọc Là Gì? Quy trình 7 Bước Thi Công Móng Cọc Chuẩn Xác

Móng cọc là một trong những giải pháp nền móng phổ biến và hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng hiện đại. Với những công trình xây dựng trên nền đất yếu hoặc có quy mô lớn, cần có quy trình thi công móng cọc chuẩn xác để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về móng cọc và quy trình thi công móng cọc chuẩn xác để có được công trình bền vững theo thời gian.

Móng Cọc Là Gì - Quy trình 7 bước thi công móng cọc

1. Móng cọc: Giải pháp nền móng vững chắc

1.1 Móng cọc là gì?

Móng cọc là một loại móng sâu, sử dụng các cọc (thường được làm bằng bê tông cốt thép hoặc thép) được đóng hoặc ép sâu xuống đất để truyền tải trọng của công trình xuống các lớp đất có khả năng chịu lực tốt ở độ sâu lớn. Móng cọc bao gồm hai thành phần chính:

  • Đài cọc: Là phần kết cấu bằng bê tông cốt thép nằm trên mặt đất, có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống cọc.
  • Cọc: Là những cấu kiện hình trụ dài, được đóng hoặc ép sâu xuống đất, có nhiệm vụ chịu lực chính cho công trình. Cọc có thể được làm bằng bê tông cốt thép, thép, gỗ hoặc cừ tràm.

Móng Cọc Là Gì - Quy trình 7 bước thi công móng cọc

1.2 Ưu và nhược điểm của móng cọc

Ưu điểm:

  • Chịu tải trọng lớn, thích hợp cho công trình cao tầng, nền đất yếu.
  • Có khả năng thi công trên nền đất yếu, sụt lún, nước ngầm cao
  • Giảm áp lực lên nền đất, hạn chế lún, nghiêng công trình.
  • Thi công nhanh chóng nhờ máy móc hiện đại.

Nhược điểm:

  • Chi phí thi công cao do sử dụng nhiều vật liệu và máy móc chuyên dụng.
  • Gây tiếng ồn và rung động lớn trong quá trình thi công.
  • Khó khăn và tốn kém trong việc sửa chữa.

2. Phân Loại Móng Cọc

Móng cọc được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

  • Vị trí đài cọc:
    • Móng đài thấp: Là loại móng có đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Móng cọc đài thấp chỉ chịu được tải trọng nén, không chịu được tải trọng uốn.
    • Móng đài cao: Là loại móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Móng cọc đài cao chịu được cả hai tải trọng uốn nén, lúc này toàn bộ tải trọng đứng và ngang đều do các cọc trong móng chịu.

Móng Cọc Là Gì - Quy trình 7 bước thi công móng cọc

  • Vật liệu:
    • Cọc bê tông cốt thép.
    • Cọc thép.
    • Cọc gỗ (ít sử dụng hiện nay).
    • Cọc composite.
  • Phương pháp thi công:
    • Cọc đóng: Cọc được chế tạo sẵn và đóng xuống đất.
    • Cọc ép: Cọc được ép xuống đất bằng lực thủy lực.
    • Cọc khoan nhồi: Khoan tạo lỗ, sau đó đổ bê tông tại chỗ.
    • Cọc barrette: Tương tự cọc khoan nhồi nhưng có tiết diện chữ nhật.
  • Hình dáng: 
    • Cọc vuông: là một cọc bê tông cốt thép. Loại cọc này được đúc ra từ 2 vật liệu bê tông và cốt thép, sau khi được đưa vào lò đúc thì thành phẩm chính là những loại cọc chống và cọc treo.
    • Cọc ly tâm: dạng hình cọc tròn. Được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực và bê tông đổ theo phương thức quay ly tâm, sau đó được bỏ vào lò hơi ở nhiệt độ tiêu chuẩn.

3. Quy trình chuẩn xác khi thi công móng cọc

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc:

Móng Cọc Là Gì - Quy trình 7 bước thi công móng cọc

  • Khảo sát địa chất kỹ lưỡng để đánh giá điều kiện địa chất, đảm bảo bảo an toàn cho công trình và lao động 
  • San lấp và dọn dẹp mặt bằng bằng phẳng đảm bảo thuận lợi cho thi công.
  • Kiểm tra, lắp đặt thiết bị máy móc theo đúng quy định.

Lưu ý: Nên kiểm tra và ghi lại hiện trạng của các công trình lân cận để có cơ sở đối chiếu và xử lý nếu có phát sinh vấn đề trong quá trình thi công.

Bước 2: Định vị tim cọc và công tác tập kết cọc

  • Định vị tim cọc: Sử dụng các thiết bị trắc đạc để xác định chính xác tim cọc. Đảm bảo các cọc được đặt đúng vị trí, giúp truyền tải trọng lực đều đặn cho công trình.Hạn chế sai sót trong quá trình thi công, tránh ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn công trình
  • Công tác tập kết cọc: Vận chuyển và sắp xếp cọc vào khu vực an toàn và thuận tiện cho quá trình thi công. Kiểm tra về số lượng và chất lượng của các cọc, cần loại bỏ những cọc không đạt chuẩn để đảm bảo cho công trình.

Bước 3: Quy trình ép cọc:

Tiến hành ép cọc:

  • Thận trọng trong việc dựng cọc C1 vào giá đỡ, đảm bảo mũi cọc đúng vị trí thiết kế và phương thẳng đứng.
  • Kết nối cọc với thiết bị ép để đảm bảo phương hướng cùng độ an toàn trong quá trình ép cọc 
  • Tăng áp lực từ từ để cọc xuyên sâu vào trong đất.
  • Trong trường hợp cọc bị nghiêng, cần dừng và điều chỉnh ngay.

Móng Cọc Là Gì - Quy trình 7 bước thi công móng cọc

Nối đoạn cọc:

Móng Cọc Là Gì - Quy trình 7 bước thi công móng cọc

  • Tiến hành ép các cọc tiếp theo C2 nối với C1 đến độ sâu thiết kế.
  • Kiểm tra, sửa chữa bề mặt hai đầu cọc, đảm bảo mối nối chính xác và bằng phẳng 
  • Hàn nối cọc theo quy định. Đảm bảo kích thước đường hàn đúng với thiết kế
  • Tăng dần áp lực để ép cọc C2, kiểm soát lực ép theo thiết kế yêu cầu.
  • Tránh dừng mũi cọc lâu trong đất sét dẻo cứng vì sẽ làm ảnh hưởng đến mối hàn ép.
  • Khi gặp lớp đất cứng cần giảm tốc độ ép để xuyên từ từ vào đất và giữ lực ép trong phạm vi cho phép
  • Khi đoạn cọc cuối cùng được ép đến mặt đất, thiết bị máy móc dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến độ sâu thiết kế.

Lưu ý: Khi gặp hiện tượng bất thường (lực nén tăng đột ngột) cần báo cho đơn vị thiết kế để xử lý.

Chuyển ép cọc khác:

Móng Cọc Là Gì - Quy trình 7 bước thi công móng cọc

  • Di chuyển thiết bị đến các vị trí tiếp theo. Đường đi của máy đã được định sẵn trên công tác chuẩn bị.
  • Tiếp tục ép cọc tương tự như ép cọc đầu tiên.

Quy định về sai số:

  • Độ nghiêng cọc không quá 1%.
  • Sai số vị trí cao đáy đài đầu cọc < 75mm so với vị trí thiết kế.

Bước 4: Đào móng, sửa mặt bằng, đổ bê tông lót và cắt đầu cọc

  • Tiến hành đào móng theo cao độ thiết kế, tại những vị trí sát cọc cần cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến đầu cọc.
  • San sửa mặt bằng bao gồm việc làm phẳng mặt đất, đảm bảo rằng toàn bộ khu vực nền móng được chuẩn bị đều và phẳng.
  • Sử dụng bê tông lót với độ dày khoảng 10cm để làm mặt sàn lót. Bê tông lót có tác dụng làm sạch và giữ cho bề mặt đáy móng bằng phẳng.
  • Cắt đầu cọc phải theo đúng cao độ thiết kế, trước khi cắt cần quét cote đều các đầu cọc.

Bước 5: Gia công cốt thép:

  • Cắt, uốn cốt thép theo bản vẽ thiết kế.
  • Hoàn thiện phần khung thép theo đúng yêu cầu kỹ thuật 

Bước 6: Lắp dựng cốp pha:

  • Khung cốt thép sau khi nối phải đảm bảo chắc chắn.
  • Ván khuôn đạt chuẩn về hình dạng, kích thước, lắp đúng kỹ thuật.
  • Cần có biện pháp chống mất nước xi măng khi lắp ván khuôn.
  • Chân đỡ đúng tiêu chuẩn, mật độ, đảm bảo khả năng nâng đỡ trong quá trình thi công

Bước 7: Đổ bê tông móng và bảo dưỡng:

  • Quá trình đổ bê tông yêu cầu sự cẩn thận để đảm bảo chất lượng cho móng công trình, do đó, công tác trộn và đổ bê tông phải tuân thủ đúng quy cách và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
  • Trong quá trình đổ bê tông, cần sử dụng đầm bàn và đầm dùi để nén bê tông, giúp tăng khả năng kết dính và ngăn chặn sự xuất hiện của bọt khí sau khi hoàn thiện.
  • Cần có biện pháp chống ngập nước hố móng trong suốt quá trình thi công.
  • Áp dụng các biện pháp bảo dưỡng bê tông theo yêu cầu kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất

Kết Luận: 

Trên đây là quy trình thi công móng cọc chuẩn xác mà Xây Dựng Việt Tín đã tích lũy từ nhiều năm kinh nghiệm, hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các gia chủ chuẩn bị xây nhà. 

Quy trình thi công móng cọc là một quy trình phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng, do đó gia chủ nên tham khảo ý kiến từ những kỹ sư chuyên nghiệp trước khi thi công.

Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

1. Móng cọc có phù hợp với tất cả các công trình không?

Móng cọc phù hợp với các công trình chịu tải trọng lớn hoặc được xây dựng trên nền đất yếu. Tuy nhiên, chi phí thi công móng cọc cao hơn so với một số loại móng khác nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.

2. Nên thi công móng cọc vào mùa nào?

Nên thi công móng cọc vào mùa khô ráo để đảm bảo:

  • Chất lượng thi công tốt nhất.
  • Tránh ảnh hưởng tiêu cực đến nền đất.
  • Tiến độ thi công công trình.

3. Chi phí thi công móng cọc bao nhiêu?

Chi phí thi công móng cọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Diện tích công trình.
  • Loại cọc sử dụng (bê tông cốt thép, gỗ, thép).
  • Chiều dài cọc.
  • Phương pháp thi công (đóng hoặc ép cọc).
  • Giá nhân công và vật liệu tại khu vực thi công.

Do đó, cần liên hệ với đơn vị thi công để có được báo giá chính xác.

4. Sau khi thi công móng cọc cần lưu ý gì?

  • Theo dõi và kiểm tra định kỳ tình trạng của móng cọc để phát hiện sớm các hư hỏng (nếu có).
  • Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để đảm bảo an toàn cho công trình.
  • Không quá tải trọng lên công trình vượt quá khả năng chịu tải của móng cọc.

Theo dõi Việt Tín trên Google_News

XEM THÊM

Báo giá mới nhất tại Việt Tín

Các thông tin hữu ích từ Việt Tín:Kinh nghiệm xây nhà

Các mẫu thiết kế: Mẫu Nhà Việt Tín

======================================================

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VIỆT TÍN

Trụ sở: 143 đường số 12, KDC Cityland Park Hill, phường 10, Gò Vấp, Tp.HCM

Hotline: 0787.22.39.39 

Email: viettinconstructions@gmail.com

Facebook: facebook.com/VietTinConstruction/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version