Xây nhà là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng và chuyên môn cao. Những lỗi sai phổ biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình và gây ra chi phí sửa chữa phát sinh. Trong bài viết này, hãy cùng Xây Dựng Việt Tín tìm hiểu sai lầm thường gặp khi xây nhà và cách tránh chúng để hoàn thành ngôi nhà mơ ước một cách an toàn và bền vững.
5 Sai Lầm Thường Gặp Khi Xây Nhà
1. Sập Công Trình Khi Đang Thi Công
Nguyên nhân
- Kích thước của móng, cột và dầm không được tính toán cẩn thận (ví dụ kích thước chỉ đáp ứng cho 1 tầng nhưng chủ nhà xây 3 tầng), dẫn đến không đủ khả năng chịu lực.
- Thép đặt sai vị trí hoặc sử dụng chống sàn quả nhỏ so với kích thước qui định. Kích thước sàn dày hơn so với thiết kế.
Giải pháp:
- Nên thuê đơn vị xây dựng có chuyên môn để thiết kế cấu trúc bê tông cốt thép phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn.
- Tuân thủ chặt chẽ thiết kế ban đầu, không tự ý thay đổi kế cấu như nâng tầng hoặc thay đổi kết cấu và tránh sử dụng cây chống bằng gỗ không đảm bảo chất lượng.
2. Tường Nhà Bị Nứt
Đặc Điểm và Nguyên Nhân
Đặc điểm | Nguyên Nhân | |
Lún Nền Móng | Vết nứt lớn, nghiêng, xuất hiện ở góc tường và lan sâu vào mảng tường | Nền móng nhà bị lún không đều |
Thiếu Thép Liên Kết | Nền móng nhà bị lún không đều | Thi công không đúng kỹ thuật, thiếu hoặc không đặt đủ thép râu để neo tường. |
Đà Lanh Tô Yếu | Vết nứt ở mép cửa ra vào, cửa sổ. | Đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên 2 đầu tường. Đóng mở cửa quá mạnh cũng có thể gây nứt. |
Lỗi Kỹ Thuật Tô Trát | Vết nứt nhỏ, nông, không ăn sâu vào tường gạch. | Kỹ thuật tô trát vữa chưa đúng: tường quá khô, tô sai kỹ thuật, trộn vữa không đều, sai quy trình … |
Cách phòng tránh
- Khảo sát địa chất, tính toán khả năng chịu lực, chịu tải của công trình kỹ lưỡng từ đầu để chọn đúng loại móng ngay từ ban đầu.
- Đảm bảo quá trình thi công chính xác, sử dụng vật liệu đạt tiêu chuẩn, không nên lựa chọn mua vật liệu chỉ vì giá rẻ.
3. Nhà thấm dột
Nguyên nhân:
- Chống thấm kém: Thi công chống thấm sai kỹ thuật hoặc bỏ qua bước chống thấm.
- Thoát nước kém: Hệ thống thoát nước thiết kế không hiệu quả, thoát nước chậm.
- Vật liệu không đảm bảo chất lượng: Sử dụng vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
Giải pháp:
- Chống thấm kỹ: Chống thấm kỹ lưỡng cho sân thượng, ban công, sàn trước khi lát gạch.
- Thoát nước tốt: Thiết kế hệ thống thoát nước hiệu quả, dễ thoát nước mưa và dễ sửa chữa.
- Chọn vật liệu phù hợp: Sử dụng vật liệu chất lượng, đủ tiêu chuẩn để thi công và phù hợp với khí hậu địa phương.
4. Điện nước chập chờn
Nguyên nhân:
- Sử dụng các thiết bị không rõ nguồn gốc, không đảm bảo được chất lượng hoặc không đúng yêu cầu kĩ thuật.
- Thợ lắp đặt cẩu thả, không đúng kĩ thuật.
- Không kiểm tra bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
Giải pháp:
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn trong quá trình thi công lắp đặt hệ thông điện.
- Sử dụng thiết bị chất lượng, đúng với yêu cầu của kĩ thuật.
- Bảo dưỡng hệ thống điện nước định kỳ, phát hiện và xử lý sự cố kịp thời.
- Lựa chọn một đơn vị thi công điện nước uy tín.
5. Tuổi Thọ Của Công Trình Giảm
Nguyên nhân:
- Thiết kế sơ sài: Bản thiết kế không tính toán kĩ lưỡng, không phù hợp với thực tế.
- Thi công ẩu: Thợ thi công thiếu kinh nghiệm, thi công ấu: không đúng kĩ thuật, bản thiết kế.
- Lơ là bảo trì: Không kiểm tra, bảo trì thường xuyên kiến công trình mau xuống cấp.
Giải pháp:
- Lựa chọn kỹ nhà thầu: Lựa chọn nhà thầu có uy tín và kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Giám sát chặt chẽ: Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công, đảm bảo đúng kĩ thuật và tiến độ đặt ra.
- Kiểm tra định kì: Kiểm tra và bảo dưỡng định kì để phát hiện và xử lí lỗi sớm nhất.
6. Nhà không có giấy phép xây dựng – Có thể bị xử phạt hành chính & dừng thi công
Nguyên nhân:
- Thiếu hiểu biết về quy định pháp luật: Nhiều người không nắm rõ quy định về xin cấp phép xây dựng, cho rằng thủ tục phức tạp, mất thời gian.
- Muốn tiết kiệm thời gian, chi phí thủ tục hành chính: Một số chủ đầu tư muốn rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí nên bỏ qua bước xin phép.
- Chủ quan, cho rằng công trình nhỏ không cần xin phép: Với những công trình có quy mô nhỏ, người dân thường chủ quan cho rằng không cần xin phép.
Giải pháp:
- Tìm hiểu kỹ quy định về xin cấp phép xây dựng tại địa phương: Liên hệ với các cơ quan chức năng để được tư vấn về thủ tục, hồ sơ cần thiết.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu: Chuẩn bị đầy đủ bản vẽ thiết kế, hồ sơ pháp lý về đất đai, chứng minh thư,…
- Tìm kiếm đơn vị thi công trọn gói: Các đơn vị thi công trọn gói hiện nay thường sẽ hỗ trợ chủ nhà về việc xin phép, chuẩn bị pháp lí khi thi công nhà.
7. Không có thiết kế khi xây nhà
Nguyên nhân:
- Muốn tự ý thiết kế, thi công theo ý muốn: Một số chủ đầu tư muốn tự tay thiết kế, thi công theo ý tưởng cá nhân, không muốn thuê kiến trúc sư.
- Tìm kiếm giải pháp tiết kiệm chi phí: Thuê kiến trúc sư sẽ tốn thêm chi phí, nên nhiều người chọn cách tự thiết kế.
- Không hiểu được vai trò của bảng vẽ trong thiết kế: Một số chủ đầu tư thường không biết được tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế nên thường không quan tâm đến vấn đề này.
Hậu quả:
- Công trình không đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng sử dụng: Thiếu sự tính toán kỹ lưỡng về mặt kiến trúc, công năng sử dụng sẽ dẫn đến công trình không đẹp, không tiện nghi.
- Dễ xảy ra sai sót trong quá trình thi công, lãng phí vật liệu: Thiếu bản vẽ chi tiết sẽ dẫn đến sai sót trong thi công, lãng phí vật liệu, thời gian.
- Khó khăn trong việc xin cấp phép, kiểm tra nghiệm thu: Công trình không có bản vẽ thiết kế sẽ khó được cấp phép, kiểm tra nghiệm thu.
Giải pháp:
- Tìm kiếm đơn vị thiết kế uy tín, có kinh nghiệm: Hãy tìm kiếm đơn vị thiết kế có kinh nghiệm, uy tín, có thể tư vấn cho bạn những giải pháp tối ưu nhất.
Kết luận
Việc xây dựng an toàn và bền vững là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình. Các lỗi xây dựng thường gặp như nền móng yếu, vật liệu kém chất lượng và thi công không đúng kỹ thuật cần được khắc phục kịp thời. Để đảm bảo chất lượng công trình nên lựa chọn một đơn vị thi công uy tín để đảm bảo công trình được hoàn thiện có được chất lượng tốt nhất.
Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)
- Làm sao để chọn được nhà thầu xây dựng uy tín?
- Nên chọn nhà thầu có kinh nghiệm thi công nhiều công trình, giá cả minh bạch, tham khảo các công trình họ đã thực hiện cho những khách hàng khác.
- Cần giám sát những hạng mục quan trọng nào khi xây nhà?
- Giám sát chặt chẽ từ khâu làm móng, đổ bê tông, xây tường, đi đường điện nước đến hoàn thiện. Đặc biệt chú ý đến chất lượng vật liệu, kỹ thuật thi công và tuân thủ bản vẽ thiết kế.
- Bảo trì nhà mới xây như thế nào cho hiệu quả?
- Sau khi hoàn thiện, nên kiểm tra, bảo dưỡng nhà định kỳ 6 tháng/lần. Chú ý chống thấm, xử lý vết nứt, thông tắc cống, kiểm tra hệ thống điện nước.
- Có nên thuê một đơn vị giám sát riêng không?
- Không cần thiết vì một đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ luôn có giám sát công trình để giám sát để đảm bảo chất lượng, tiến độ và kĩ thuật cho công trình.
“Những gì được xây dựng vội vàng sẽ sớm sụp đổ, những gì được xây dựng cẩn thận sẽ đứng vững theo thời gian.”
XÂY DỰNG VIỆT TÍN | XÂY VỮNG NIỀM TIN – DỰNG UY TÍN VÀNG
“Chúng tôi xây nhà bạn như chính ngôi nhà của mình”
XEM THÊM
Các thông tin hữu ích từ Việt Tín: Kinh nghiệm xây nhà
Các mẫu thiết kế: Mẫu Nhà Việt Tín
======================================================
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VIỆT TÍN
Trụ sở: 143 đường số 12, KDC Cityland Park Hill, phường 10, Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 0787.22.39.39
Email: viettinconstructions@gmail.com
Facebook: facebook.com/VietTinConstruction/