” Tôi đang chuẩn bị xây nhà lần đầu và tôi chưa biết căn nhà của tôi sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu tiền, chi phí cho quá trình thiết kế thi công ra sao? Tôi chưa có nhiều thông tin để có thể quản lý ngân sách hiệu quả nhất. Làm thế nào để tôi có thể bao quát toàn bộ ngân sách tài chính cho ngôi nhà của mình?”.
ĐIỀU 2: NGÂN SÁCH KHI XÂY NHÀ LẦN ĐẦU
Đa số những ai lần đầu tiên xây nhà đều có chung câu hỏi: Ngân sách khi xây nhà lần đầu sẽ hết bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này một cách chính xác thật không dễ. Lý do là vì quá trình xây dựng một căn nhà thường có thời gian kéo dài từ 3 – 9 tháng, nên việc thay đổi giá cả vật liệu (phần thô và hoàn thiện) trong quá trình xây dựng là điều thường xuyên xảy ra.
Ngoài ra, để hoàn thành một căn nhà cũng cần có chi phí cho nhân công xây dựng, mà năng suất của thợ phụ thuộc vào tay nghề, sức khỏe và thậm chí cả thời tiết nữa. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị ngân sách cho bạn trước khi xây nhà lần đầu tiên.
Để dự trù được chi phí phí xây nhà lần đầu, trước hết, bạn cần hiểu rõ chi phí xây dựng nhà ở bao gồm những gì.
Nếu bạn muốn xây nhà trên mảnh đất có căn nhà cũ thì phải tốn thêm chi phí phá dỡ nhà và san lấp mặt bằng.
Nếu bạn xây nhà trên nền đất yếu thì phải tốn thêm chi phí gia cố móng để đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà.
Chi phí cấp phép xây dựng phụ thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng.
1. Hãy hiểu trước rồi xây sau
Khi giá cả không phải là tất cả
Rất nhiều người thiếu kinh nghiệm khi xây nhà chỉ quan tâm đến vấn đề về giá cả khi thực hiện thiết kế và thi công ngôi nhà. Bạn đi tham khảo và thăm dò rất nhiều chổ để thực hiện thiết kế và thi công, nhưng trong đầu chỉ quan tâm về đơn giá, và cuối cùng lựa chọn 1 đơn vị thực hiện có báo giá rẻ nhất, mà quên mất không xem xét thêm các yếu tố về: Chất lượng, thẫm mỹ, công năng, tiện ích của ngôi nhà. Và điều đặt biệt nữa là tính chuyên nghiệp và uy tín từ nhà thầu này.
Xây một ngôi nhà giá rẻ, nhưng để rồi bạn lại sống trong một ngôi nhà không vừa ý từ: thẩm mỹ, chất lượng, không gian sống. Đôi khi còn phải mất thêm rất nhiều chi phí cho những hạng mục phát sinh trong quá trình làm việc không được kỹ lưỡng và minh bạch.
Nội thất mới cho nhà mới, có cần thiết hay không?
Có rất quan niệm xây nhà mới, thì phải sắm và trang bị nội thất mới 100% thì mới thích hợp, hoặc có nhiều bạn lo ngại khi xây nhà xong và dọn vào ở thì đồ nội thất cái cũ cái mới đan xen không ăn khớp với phong cách với nhau. Tuy nhiên đây là điều không cần thiết, đặt biệt với các gia đình không dư dả tài chính.
Bạn có thể xem xét và có thể tận dụng lại những món đồ nội thất cũ, còn sử dụng tốt để có thể tiết kiệm chi phí hoặc mua những món nội thất rời còn mới đang được thanh lý. Hạn chế phát sinh quá nhiều chi phí khi hoàn thiện nhà. Sau một thời gian sinh sống dư dả tài chính bạn hoàn toàn có thể mua sắm thêm.
Một gợi ý nữa nếu bạn có ý định sử dụng lại nhiều món đồ nội thất cũ cho ngôi nhà mới, bạn có thể trò chuyện và nhờ các Kiến Trúc Sư thực hiện việc thiết kế cho ngôi nhà của mình, để họ biết được và lên ý tưởng thiết kế và phối đồ và không gian phù hợp nhất. Vừa đẹp và lại tiết kiệm.
2. Lập bảng dự trù chi phí xây dựng trước khi bắt tay vào việc:
Chi phí phá dỡ nhà cũ (nếu có):
Nếu căn nhà của bạn được xây dựng trên nền đất nhà cũ thì bạn phải tốn thêm khoản chi phí phá dỡ, san lấp mặt bằng.
Chi phí gia cố móng:
Trong trường hợp căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu, gần sông, thì để đảm bảo sự kiên cố cho căn nhà thì bạn phải gia cố móng. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô xây dựng và địa chất.
Chi phí xây dựng:
Chi phí xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi bạn muốn xây dựng nhà ở hoặc công trình. Việc dự trù chi phí chính xác đặc biệt là trong việc xây nhà lần đầu sẽ giúp bạn có kế hoạch tài chính phù hợp và tránh được những rủi ro tài chính trong quá trình thi công.
- Chi phí xây dựng cơ bản: Chi phí xây dựng phần thô + chi phí xây dựng phần hoàn thiện + chi phí nhân công + giám sát công trình + chi phí thuê nhà thầu, …
- Vật liệu xây dựng: Gạch, cát, xi măng, thép, … tùy thuộc vào quy mô xây dựng và nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng. Đây là hạng mục tiêu tốn chi phí khá lớn.
- Thiết bị vệ sinh: Bồn cầu, vòi hoa sen, …
- Cửa, mái nhà, …
Xem thêm chi phí thi công trọn gói từ Việt Tín: Báo giá xây nhà trọn gói
Chi phí thiết kế:
- Thuê kiến trúc sư hoặc công ty thiết kế: Chi phí sẽ phụ thuộc vào kiểu nhà bạn muốn xây, đơn giản hay phức tạp, theo mẫu có sẵn hay ý tưởng cá nhân.
Xem thêm chi phí thiết kế từ Việt Tín: Báo giá xây nhà trọn gói
Chi phí khác:
- Giấy phép xây dựng: Tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng mà lệ phí xây dựng khác nhau. Bạn có thể tự xin giấy phép xây dựng hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng. Bạn có thể tham khảo thêm tại: thư viện pháp luật
- Lệ phí xin cấp điện, nước.
- Chi phí phát sinh (khoảng 10-20% tổng chi phí).
Lưu ý:
- Tham khảo giá cả thị trường để có dự trù chi phí chính xác.
- Lập bảng dự trù chi phí chi tiết cho từng hạng mục.
- Dự trù thêm khoản chi phí phát sinh.
3. Tìm kiếm nguồn tài chính:
- Vốn tự có.
- Sử dụng vốn tự có là phương án tiết kiệm nhất, không cần trả lãi suất.
- Tuy nhiên, cần cân nhắc khả năng tài chính để đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Vay vốn ngân hàng.
- Vay vốn ngân hàng là phương án phổ biến hiện nay.
- Có nhiều loại hình vay vốn khác nhau với lãi suất và thời gian vay linh hoạt.
- Cần đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng như:
- Có thu nhập ổn định
- Có tài sản đảm bảo
- Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè.
- Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè là nguồn tài chính hữu ích, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính.
- Cần có thỏa thuận rõ ràng về khoản vay và thời gian trả nợ để tránh mâu thuẫn.
Lưu ý:
- Lựa chọn phương án tài chính phù hợp với khả năng chi trả.
- Tính toán kỹ lưỡng lãi suất vay ngân hàng.
- Có kế hoạch trả nợ rõ ràng.
4. Quản lý ngân sách:
Sau khi đã chuẩn bị được nguồn ngân sách để bắt tay vào việc xây nhà lần đầu, thì việc tiếp theo bạn cần phải có kế hoạch quản lý nguồn ngân sách đó sao cho hợp lý nhất, tránh những phát sinh nằm ngoài chi phí dự trù nhất có thể. Việt Tín bật mí giúp bạn một số phương pháp quản lý hữu hiệu nhất như:
- Theo dõi sát sao tiến độ thi công và thanh toán theo hợp đồng: Hầu hết các hợp đồng thi công sẽ bao gồm luôn bản cam kết tiến độ từng phần. Bạn nên theo dõi để tránh có những phát sinh kéo dài thời gian thi công nằm ngoài hợp đồng.
- Sử dụng phần mềm quản lý tài chính để theo dõi chi tiêu (nếu có): Nếu như bạn có thể sử dụng được những phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính thì hãy tận dụng chúng để theo dõi dòng tiền và những hạng mục chi tiêu của mình
- Lập bảng chi tiêu chi tiết cho từng hạng mục: Bảng chi tiêu chi tiết cho từng hạng mục vô cùng cần thiết nếu như bạn có quá nhiều đầu việc cần phải chi tiêu, và không muốn phát sinh chi phí xây dựng quá nhiều cho một hạng mục nào đó.
5. Tham khảo ý kiến chuyên gia:
Xây nhà lần đầu luôn là một quá trình phức tạp và có nhiều rủi ro. Tham khảo ý kiến chuyên gia giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tránh được những sai sót không mong muốn. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của nhiều chuyên gia khác nhau để có được những đánh giá khách quan và toàn diện như:
- Kiến trúc sư: Kiến trúc sư sẽ giúp bạn thiết kế công trình theo nhu cầu và mong muốn của bạn.
- Kỹ sư kết cấu: Kỹ sư kết cấu sẽ giúp bạn tính toán và thiết kế kết cấu công trình đảm bảo an toàn.
- Kỹ sư hệ thống điện nước: Kỹ sư hệ thống điện nước sẽ giúp bạn thiết kế và thi công hệ thống điện nước đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Nhà thầu xây dựng: Nhà thầu xây dựng sẽ thi công công trình theo bản vẽ thiết kế và đảm bảo chất lượng công trình.
- Chuyên gia tài chính: Tư vấn phương án tài chính phù hợp.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tính toán được ngân sách phù hợp để chuẩn bị cho việc xây nhà lần đầu nhé.
> Xem thêm các thông tin hữu ích từ Việt Tín: Kinh nghiệm xây nhà
> Xem thêm các mẫu thiết kế: Mẫu Nhà Việt Tín
======================================================
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VIỆT TÍN
Trụ sở: 143 đường số 12, KDC Cityland Park Hill, phường 10, Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 0787.22.39.39
Email: viettinconstructions@gmail.com
Facebook: facebook.com/VietTinConstruction/